Phẫu thuật: Đai củng mạc với hai độn và cắt dịch kính dưới khí để điều trị bong võng mạc liên quan bệnh dịch kính võng mạc tăng sinh

Bệnh nhân này đã cắt dịch kính lần đầu thất bại do bệnh dịch kính võng mạc tăng sinh và có vết rách hình móng ngựa. Video này trình bày cách sử dụng đai củng mạc cùng với hai mảnh độn 106 đủ để hỗ trợ gia cố lỗ rách và cắt dịch kính dưới khí.

Phẫu thuật viên: Bác sĩ John W. Kitchens, Hiệp hội Võng mạc Kentucky, Hoa Kỳ.

Transcript

Bác sĩ John W. Kitchens: Đây là bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt dịch kính lần đầu thất bại và có một lỗ rách hình móng ngựa, đây là nguyên nhân nguyên phát gây ra thất bại của phẫu thuật, với phía thái dương dưới có một chút tăng sinh dịch kính võng mạc sớm. Tôi thấy rằng nếu bạn cắt dịch kính thất bại, bạn gần như nhất định cần một đai hay độn củng mạc để hỗ trợ cho vùng dịch kính ngoại biên.

Bây giờ trong trường hợp này, lỗ rách khá là nham nhở, có tăng sinh sớm và ở phía khoảng cực sau dọc xuống dưới. Vì vậy tôi dùng băng đai cỡ 41 qua đường hầm củng mạc vòng quanh nhãn cầu. Và tôi đặt một mảnh độn cỡ 106. Tôi rất thích mảnh 106 như là một vùng độn mà tôi có thể khóa nó ở vị trí này và cắt gọn bớt độn. Thường thì bạn không cần khâu lại. Và độn sẽ giữ yên ở vị trí này và cho bạn thấy nó xếp đè lên rất tốt. Nhưng khi tôi xem lại nhãn cầu, tôi thấy rằng lực co kéo không được hỗ trợ đầy đủ cho vùng này nên tôi đã đặt một độn cỡ 106 thứ hai. Tôi đã cân nhắc lấy đai thắt củng mạc ra. Nhưng tôi đã vẫn để đai lại ở đó và nó thực sự đã hoạt động rất tốt.

Chúng tôi đang cắt bớt phần rìa phía trước của mảnh độn 106. Và bây giờ tôi quan sát lại vào bên trong nhãn cầu, và tiến hành trao đổi khí dịch, tôi thực sự đã được hỗ trợ rất tốt từ chính mặt trước của vết rách. Và việc có được sự hỗ trợ từ mặt trước này rất cần thiết vì nó chính là nơi mà dịch kính sẽ co lại và được kéo lên từ chỗ đó.

Ở cực sau không nên có bất cứ co kéo dịch kính nào và trên thực tế, bạn có thể để lực đó trải trên sườn dốc hoặc tách khỏi đai. Chúng tôi có thể dẫn lưu dịch qua vết rách rất tốt. Và sau đó tôi thực hiện cắt dịch kính dưới khí. Tôi làm điều này bất cứ khi nào có dịch kính bất thường lẫn vào hoặc còn quá nhiều dịch kính trong nhãn cầu. Và tôi sử dụng bóng của đầu cắt dịch kính cũng như ánh phản chiếu khi đầu cắt chạm đến dịch kính để tôi biết rằng khi nào tôi thực sự đang cắt dịch kính.

Tôi quay trở lại và dẫn lưu thêm dịch qua vết rách, lần này thì dùng đầu tip mềm. Tôi làm cho lỗ rách phẳng ra và chiếu tia lade quanh lỗ rách và phía trước đai củng mạc. Trong ca này, tôi chiếu lade 360 độ vì sợ bỏ sót những vết rách nhỏ. Sau đó đóng vết mổ bằng chỉ 6-O, để đính kết mạc vào củng mạc. Cảm ơn các bạn đã xem video.

Phiên Bản 3D:

Last Updated: February 8, 2024

Leave a Comment