Phẫu thuật: Treo kính vào củng mạc theo phương pháp Yamane

Đoạn phim này minh hoạ phương pháp treo kính củng mạc của Yamane, hay kỹ thuật treo kính củng mạc qua đường mổ nhỏ không khâu được BS Shin Yamane mô tả.

Phẫu thuật viên: BS Wyche T. Coleman, III, Viện mắt Willis-Knighton, Shreveport, Mỹ

Transcript

Tôi là BS Wyche Coleman và đây là phương pháp treo kính củng mạc theo Yamane. Tôi làm đoạn phim này vì kể từ khi tôi bắt đầu thực hiện phương pháp Yamane thì đã có rất nhiều đoạn phim đã được chỉnh sửa trên mạng rất hay nhưng không hề có một đoạn phim nào chưa chỉnh sửa chiếu đầy đủ từ đầu đến cuối một ca mổ hoàn chỉnh. Và tôi nghĩ rằng đoạn phim tôi làm có thể hữu ích cho những phẫu thuật viên mới. Đây là ca có số thứ tự trong khoảng 120-140 mà tôi thực hiện, và tôi chắc rằng khi ta càng học được nhiều điều nhờ mổ nhiều thì mọi thứ sẽ ngày càng dễ hơn.

Đây là một bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể không đặt kính do đục thuỷ tinh thể sau chấn thương có dây chằng Zinn rất yếu.Bệnh nhân đã được cắt dịch kính và lấy túi bao. Những gì còn phải làm cho bệnh nhân ở thời điểm này là đặt kính cho bệnh nhân, và công việc này sẽ được thực hiện rất nhanh vì ca phẫu thuật đơn giản hơn nhiều do bạn không cần phải lấy thuỷ tinh thể và cắt dịch kính. Nhưng qui trình thực hiện rất giống nhau. Một khi phẫu thuật trên mắt không còn thuỷ tinh thể và đã được cắt dịch kính.

Tôi bắt đầu ca mổ với động tác chọc tiền phòng với đường kính đường chọc khoảng 1.5mm để đặt dụng cụ duy trì tiền phòng. Thật khó tin nhưng trong quá khứ tôi thường thực hiện phẫu thuật này mà không có dụng cụ duy trì tiền phòng. Tôi không biết tôi đã làm như thế nào nữa, điều đó thực sự rất khó vì bạn không thể giữ đủ chất nhầy trong mắt nếu chỉ sử dụng chất nhầy đơn thuần. Dụng cụ duy trì tiền phòng đã trở thành một cứu cánh và tôi không khuyến khích bạn mổ mà không sử dụng nó. Đường kính đường chọc tiền phòng là 1.5 chủ yếu vì bạn cần đủ kích thước để đưa dụng cụ duy trì tiền phòng vào mắt nhưng phải đủ chặt để đầu kim không bị tuột ra trong khi mổ. Tôi xoay mặt vát về phía tôi, hướng về phía thái dương. Khi đặt dụng cụ duy trì tiền phòng, tôi nghĩ có một điều quan trọng cần làm là hãy luôn để dịch BSS chảy ra một ít trước khi đưa kim vào mắt. Đôi khi trong dụng cụ sẽ có một ít cặn lắng kim loại. Nếu không rửa dụng cụ trước thì cặn lắng có thể đi vào trong mắt.

Bạn cũng cần bảo đảm rằng dịch chảy thông suốt, tôi đã gặp vài trường hợp tắc dụng cụ khiến dòng chảy không thông suốt. Và điều đó không thể duy trì được tiền phòng. Trong quá trình mổ, tôi đã không nhận ra vấn đề đó cho đến tận khi tôi định bỏ cuộc và thay đổi phương pháp ở giữa cuộc mổ. Vì vậy, bây giờ tôi phải đảm bảo rằng khi đã bật chế độ tưới liên tục thì dòng chảy phải ổn định. Và khi đã đặt nó vào tiền phòng, tôi dán vài mảnh gạc vô trùng lên tấm săng dán phẫu thuật vô trùng. Bây giờ thì bệnh nhân đã ngủ, tôi thích bệnh nhân được gây mê hơn, dù bạn vẫn có thể mổ dưới gây tê nếu bạn không có điều kiện gây mê. Nhưng nếu gây mê được thì rất tốt vì bạn không phải đối phó với tình trạng bệnh nhân cử động, hoặc gây tê kém. Nhưng tôi nghĩ rằng phẫu thuật dưới gây tê hậu cầu cũng vẫn ổn. Tôi vẫn thường làm thế nếu bệnh nhân bị chống chỉ định gây mê.

Bước đầu tiên sau khi đặt dụng cụ duy trì tiền phòng là đánh dấu. Bạn có thể thực hiện bước này trước bước đặt dụng cụ duy trì tiền phòng. Bạn cần đánh dấu hai điểm vòng cung cách nhau 180 độ qua trung tâm là trục thị giác. Và chúng cách đường mổ chính của tôi khoảng 90 độ. 45 độ về phía thái dương. Như vậy, hai điểm đánh dấu của tôi nằm tại vùng rìa cách đường mổ lấy thuỷ tinh thể 90 độ. Có vẻ vết đánh dấu không đậm như tôi muốn, bạn biết đấy, các vết đánh dấu sẽ bị rửa nhạt dần trong quá trình mổ. Nếu nó vẫn rõ ràng trong suốt cuộc mổ thì thật tốt, nhưng thực sự thì điều bạn cần chỉ là đánh dấu vị trí để đưa kim vào nên cũng không nhất thiết cần phải như vậy.

Trước đây tôi thường đánh dấu tại vị trí cách rìa 2.0mm. Nay thì tôi sử dụng mốc 2.5mm vì tôi đã nhiều lần chạm phải mống mắt và gây viêm màng bồ đào mạn tính. Điểm đánh dấu này cách rìa 2.5mm và một điểm lệch cách nó 2mm. Trông có vẻ rất tốt. Tôi thường sử dụng công thức tính công thức kính như khi đặt kính trong bao, tôi đặt mục tiêu cho bệnh nhân là -1 diop, và kết quả thường là thấp hơn -1 một chút. Điều này giúp bạn có thêm một chút vững tin rằng bạn không tạo ra kết quả viễn thị cho bệnh nhân. Đã có điểm đánh dấu 2.5mm. Giờ thì ta giảm compa xuống 2mm. Ta sẽ đánh dấu điểm lệch cho từng bên.

Bạn biết đấy, những dụng cụ đặc biệt ngoài bộ phẫu thuật thông thường mà bạn cần gồm: kéo Vannas để chỉnh càng kính, 2 kẹp vi phẫu Ahmed, kích thước 23 là tuyệt nhất, kẹp 25 dùng để gắp mống mắt thì tốt hơn nhưng kẹp 23 sẽ giữ càng kính tốt hơn và giúp đưa càng kính vào nòng kim, bạn cần 2 kim thành mỏng 30G gắn trên bơm tiêm 3cc. Bạn cần bẻ kim trước khi phẫu thuật, điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian. Tôi bẻ góc 1 kim đến 30 độ và 1 kim đến 45 độ. Tôi sẽ nói chi tiết thêm về điều này ở đoạn sau.

Tôi dùng kính nội nhãn Zeiss CT Lucia, càng kính này cơ bản là không thể phá huỷ, chúng tôi đang nghiên cứu khả năng sử dụng kính có khả năng điều chỉnh bởi ánh sáng, tôi cho rằng loại kính này là một lựa chọn khả thi nếu bạn hướng đến kết quả khúc xạ chính xác hơn. Nhưng tôi nghĩ rằng CT Lucia là loại kính thích hợp, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật này vì càng kính dễ thao tác hơn. Những đường mổ này vẫn còn mở ra lại khá dễ dàng. Cuộc phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể xảy ra vào khoảng 1 hay 2 tháng trước. Tôi sẽ mở lại những đường mổ này bằng que Connor, tôi dùng mũi vát của que để mở đường mổ chính, lưu ý rằng bạn cần mở rộng hơn 2.4mm, dao giác mạc của tôi là 2.4, nhưng bạn cần khoảng 2.5 hoặc 2.6. Tôi sử dụng bơm kính (cartridge) Alcon C. Bạn có thể sử dụng bất kỳ cartridge Zeiss nào. Alcon bảo rằng bạn cần dùng cartridge B để đặt kính 3 mảnh có càng PMMA. Điều ấy không đúng. Bạn có thể sử dụng cartridge C. Nó có hiệu quả tốt trong mọi trường hợp. Bạn chỉ cần phải đảm bảo càng kính sau phải lơi nhẹ ra chứ không kẹt giữa nòng bơm và kính.

Giờ thì tôi sẽ bơm một ít lidocain và họ đưa tôi ống bơm gắn kim. Tôi không hiểu vì sau, tôi tháo kim ra và gắn kim bơm vào. Bạn có thể không cần nhưng tôi sử dụng lidocain vì tôi muốn đảm bảo rằng tôi có thể giảm thiểu tình trạng đau sau mổ càng nhiều càng tốt. Nên tôi bơm lidocain vào mắt, tôi thường sử dụng nó trong mọi cuộc mổ đục thuỷ tinh thể. Đầu tiên thì chúng ta không có lý do để không thực hiện điều ấy. Tôi nghĩ lý do để không làm là lidocaine có thể gây giảm hiệu quả của miostat. Và điều này quan trọng vào cuối cuộc mổ khi bạn cần làm đồng tử co lại. Và tôi đã bơm lidocaine 1% không chất bảo quản.

Đây là chiếc kim thứ nhất, tôi đặt nó ở bên tay trái của tôi, bất kế đó là mắt nào, tôi sẽ cố định nó trước tiên, nó được bẻ góc ít hơn, khoảng 30 độ, chiếc kim bên tay phải của tôi được bẻ góc khoảng 45 độ để dễ thao tác hơn. Khi đặt kim, tôi nghĩ góc của kim là điều rất quan trọng. Bản thân Yamane đã tự nói về điều này nhiều lần tại hội nghị ASCRS. Nếu bạn vẽ một đường bán kính từ trung tâm giác mạc thẳng đến điểm đánh dấu nơi đưa kim vào, và rồi vẽ một đường thẳng tiếp tuyến với nó, bạn sẽ đi lệch góc khoảng 30 độ so với đường ấy. Tiếp đến, tôi muốn kim đi xuống 10 độ, hướng ra sau về phía thị thần kinh. Như vậy là tôi muốn đi lệch một góc 30 độ với đường tiếp tuyến, rồi đi xuống 10 độ. Và tôi nghĩ rằng việc này giúp tránh chạm mống mắt. Và cũng giúp kính nằm ở vị trí trung tâm.

Đấy là kẹp cầm máu. Đầu tiên tôi muốn kim được gắn trên bơm tiêm nhưng chỉ gắn lỏng, tôi không muốn gắn quá chặt vì sau đó bạn phải gỡ bơm tiêm ra khi kim đã vào mắt. Và bây giờ thì tôi đang thấy nó. Bạn có thể thấy vị trí kim nơi mặt vát hướng lên. Điều đó giúp ta đưa càng kính vào nòng kim dễ dàng. Bây giờ thì bạn cần đặt các kim này sao cho bạn phải biết được mũi kim chỉ vào đâu. Khi đang đợi đặt càng kính vào nòng kim và đưa kính vào mắt, tôi thường đưa kim đến vị trí có thể đánh giá được đầu vát của kim, để đảm bảo hướng kim, và tôi không quơ kim qua lại trong nhãn cầu để không làm rách võng mạc. Tôi chưa từng gặp biến chứng bong võng mạc sau mổ. Nhưng tôi luôn e ngại kim di chuyển trong nhãn cầu. Do đó, tôi cố gắng kiểm soát chúng thật tốt.

Chiếc kim thứ hai được bẻ góc khoảng 45 độ để dễ thao tác hơn, đầu vát vẫn hướng lên như bạn thấy. Lệch góc 30 độ. 10 độ hướng xuống và tôi cố gắng chú ý đến chiếc kim còn lại khi đưa chiếc kim thứ hai vào mắt. Tiếp đến, tôi giữ đốc kim rồi tháo bơm tiêm ra và cẩn thận kiểm soát vị trí kim trên mắt. Và việc này rút bơm tiêm khỏi kim sẽ hơi khó vì bạn sẽ chắn tầm quan sát của phẫu trường khi làm điều này. Trong những trường hợp này tôi thích sử dụng kính vi phẫu Ngenuity. Thực hiện với kính Ngenuity thì dễ dàng hơn, đặc biệt trên những ca phải mổ lâu. Tôi là người hâm mộ cuồng nhiệt của hệ thống máy này, nó mang lại hiệu quả rất tốt cho ta, giúp ta thoải mái hơn, đặc biệt trong những ca mổ lâu.

Bạn biết đấy, mới bắt đầu mổ những ca này thường rất lâu, ca đầu tiên tôi phải thực hiện trong 1 giờ, hiện tại thì tôi hầu như luôn có thể hoàn thành trong dưới 1 giờ, kể cả khi tôi có phải mở đường hầm củng mạc để lấy một cái kính PMMA được đặt từ thập niên 80 ra. Bạn biết đấy, ca này được thực hiện trong khoảng 16 phút 30 giây. Tôi không chắc có thể nhanh thêm được bao nhiêu hoặc bạn có thể làm nhanh bao nhiêu. Tuy nhiên có chút khoảng cách ở đây. Do đó ta cần rèn luyện thêm một chút. Nhưng nhìn chung thì 15 hay 16 phút là một con số đẹp cho phương pháp phẫu thuật này. Và đó là khoảng thời gian tối thiểu mà ta có thể phẫu thuật với gây mê hỗ trợ.

Mở rộng đường mổ đến kích thước 2.5 hoặc 2.6 để đặt cartridge C. Nhưng trên kênh Youtube của tôi có một đoạn phim chiếu cảnh gắn kính 3 mảnh loại này bằng cartridge C. Và trong suốt ca mổ này, ta phải đảm bảo được điều kiện để ta sẽ phải xoay kính rất nhiều. Gắn kính một mảnh không cần nhiều động tác xoay như gắn kính 3 mảnh. Nên bạn cần chuẩn bị tinh thần bạn sẽ phải xoay nhiều. Và càng kính trước phải đi vào góc tiền phòng chứ không được ra hậu phòng. Rất khó để đẩy nó lên nếu điều này xảy ra. Bạn phải đảm bảo đưa nó vào góc tiền phòng, và xoay để kính không bị lật ngược. Và ta phải bảo đảm càng kính sau không bị kẹt trong dụng cụ bơm kính giữa nòng bơm và cartridge trước khi bạn bắt đầu kéo nó ra. Chúng tôi để càng kính thứ hai lơ lửng bên ngoài mắt. Và đây là phần khó khăn trong cả cuộc mổ vì bạn cần kẹp được càng kính, chúng tôi sẽ đưa 1 kẹp vi phẫu qua đường chọc tiền phòng và một kẹp qua đường mổ chính, tôi thích đi bên dưới kính vì nó giúp nâng nhẹ càng kính lên khỏi mống mắt. Đảm bảo rằng bạn không kẹp phải mống mắt.

Năm nay, một đồng nghiệp của tôi đã thực hiện ca phẫu thuật Yamane lần đầu tiên và khó khăn chính mà anh ta gặp phải chính là việc đưa dụng cụ vào kẹp lấy càng kính mà không chạm phải mống mắt. Ta cần gắp ở góc khoảng 90 độ. Ta cần sử dụng kẹp vi phẫu kẹp lấy càng kính bằng tay phải tại vị trí 90 độ, thao tác chậm rãi, và có lẽ vị trí kẹp cách mép của kẹp vi phẫu tầm 3mm sẽ giúp bạn kiểm soát dễ hơn nhưng vẫn đủ khoảng cách để đưa càng kính vào nòng kim. Vấn đề ở đây là bạn đừng làm biến dạng giác mạc để không ảnh hưởng tầm nhìn khi thao tác. Khi đã đưa được càng kính vào nòng kim, bạn sẽ muốn đẩy nó vào nòng kim một cách thật khéo, có lẽ bạn cần đẩy vào hết phần vát kim. Tiếp đó, có thể đẩy nhẹ kim vào trong mắt thêm một đoạn, bạn chưa nên rút càng kính ra ngoài mắt vào thời điểm này vì bạn không muốn để tuột càng kính. Nhưng hãy tin tôi đi, khi đã đẩy càng kính vào nòng kim sâu như thế này thì nó sẽ không tuột ra đâu. điều cuối cùng mà bạn muốn làm vào thời điểm này là kéo càng kính thứ nhất ra khỏi mắt, vì điều này sẽ khiến bạn gặp rất nhiều thử thách khi xử trí càng kính thứ hai. Hãy tin tôi đi, khi mới bắt đầu phẫu thuật loại này tôi đã thử làm như thế, và tôi nhận ra điểm mấu chốt là nếu muốn gắn càng kính thứ hai vào nòng kim thứ hai thì chưa nên kéo càng kính ra khỏi mắt vào thời điểm này.

Như tôi đã nói, vị trí thao tác với kẹp vi phẫu là rất quan trọng. Ở bước này, nếu là phẫu thuật viên mới, có thể bạn sẽ muốn tua lại đoạn phim và quan sát góc mà tôi giữ kẹp, tôi giữ thẳng càng kính ngay đầu kẹp vi phẫu. Và đôi khi, nếu đồng tử không giãn, tôi sẽ gặp khó khăn với việc tránh không kẹp phải mống mắt vào thời điểm này. Bạn phải rất cẩn thận với điều này. Như tôi đã nói ở phần trước, khi đã đặt chiếc kim thứ hai, bạn phải thật cẩn thận khi xoay kim, đặc biệt nếu ta không quan sát được rõ ràng lắm. Và bạn sẽ không muốn làm tuột càng kính. Nếu để tuột thì bạn sẽ phải rất khó khăn để kẹp lại nó. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã đẩy càng kính vào nòng kim ít nhất 2mm trước khi thả nó ra. Bạn biết đấy, nếu đang ở vị trí không thuận lợi, bạn hãy tiếp tục thao tác và chuyển càng kính sang chiếc kẹp vi phẫu còn lại rồi đưa nó ra khỏi mắt, đừng để nó rơi bên trong mắt.

Và bây giờ, khi đã đưa hết hai càng kính vào hai nòng kim, ta sẽ bắt đầu đưa nó ra khỏi mắt, tôi sẽ làm bên này trước và tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng ngay mép kết mạc, ngay khi thấy càng kính tôi sẽ kẹp lấy nó. Giờ thì tôi đã kẹp được nó. Trong hội nghị ASCRS, Yamane đã nói rằng nếu bạn tỉa bớt càng kính một chút khoảng 1mm hoặc 1.5mm, bạn sẽ giúp kính định tâm tốt hơn, ít nguy cơ nghiêng kính hơn, ở đây tôi không đo chính xác mà chỉ ước chừng, tôi cắt khoảng 1.5mm. Tôi sẽ đốt nhẹ để tạo một nốt phình nhẹ ở đầu tận của càng kính.

Đầu đốt này có nhiệt lượng rất thấp. Bạn có thể để ý thấy đầu đốt không hề đỏ. Và trong ca đầu tiên của đồng nghiệp tôi, anh ấy ngỡ rằng đầu đốt không hoạt động vì không thấy nó cháy đỏ, với nhiệt độ thấp bạn sẽ không thấy đầu đốt đổi màu, nhưng nó vẫn đốt cháy được càng kính, nên bạn đừng đặt gần quá.

Giờ thì ta sẽ đưa càng kính thứ hai ra ngoài. Gần như chỉ cần kẹp một lần là chúng tôi đã có thể làm được. Cố rút ra theo đường ta đã đưa kim vào để không làm biến dạng đường hầm chứa kim. Khi đốt đầu tận của càng kính thì càng kính CT Lucia sẽ tạo nốt phình dẹp và đẹp hơn so với càng kính PMMA, đây chính là một nhược điểm của kính nội nhãn có thể điều chỉnh bởi ánh sáng. Giờ ta sẽ đốt nhẹ càng kính thứ hai. Giai đoạn mới bắt đầu mổ, tôi sử dụng kính Alcon MA60. Loại này có càng kính không dính vào phần quang học của kính tốt lắm. Chúng tôi sắp công bố một nghiên cứu so sánh về độ mạnh và lực kéo đứt đo bằng chiết áp của các loại kính gồm: MA60, kính có thể điều chỉnh bởi ánh sáng và CT Lucia. CT Lucia có độ mạnh gấp đôi hai loại kính kia. Vấn đề với kính MA60 là khi càng kính gãy nó sẽ bị tách rời khỏi phần quang học của kính. Trong khi kính CT Lucia và kính điều chỉnh bởi ánh sáng nếu gãy thì càng kính sẽ dính theo một mảnh quang học của kính. Do đó, tôi nghĩ rằng chúng được hàn dính tốt hơn và tôi cho rằng loại kính có thể điều chỉnh bởi ánh sáng là lựa chọn khả thi. Vì dù lực kéo đứt thấp hơn nhưng chất liệu kính silicone lại dễ vỡ hơn.

Giờ thì tôi sẽ dùng kẹp 0.12 để nhấc kết mạc lên, để càng kính xuống bên dưới kết mạc và vùi nó cẩn thận vào trong đường hầm củng mạc, càng kính sẽ nằm ở đấy vĩnh viễn. Thỉnh thoảng vào ngày hậu phẫu đầu tiên bạn sẽ cần dùng tăm bông đẩy càng kính vào lại vị trí đã đặt. Nếu nó phỏi ra khỏi đường hầm củng mạc, bạn không cần dùng dụng cụ gì đặc biệt mà chỉ cần một que tăm bông, nhỏ thuốc tê là bạn đã có thể đẩy càng kính vào vị trí. Và thường thì sau đó càng kính sẽ ổn định luôn ở vị trí ấy, tôi chưa gặp ca nào mà tôi phải cứ lặp lại động tác đẩy càng kính vào vị trí nhiều lần, và tôi cũng chưa gặp phải ca nào bị các biến chứng hậu phẫu muộn, kể cả tình trạng nhuyễn kết mạc.

Bạn có thể thấy kính định tâm rất tốt, không nghiêng. Và tôi nghĩ động tác cắt bớt càng kính là yếu tố quan trọng góp phần vào việc này. Trong những trường hợp này ta cần cắt mống mắt chu biên cho bệnh nhân. Tôi không chắc về tầm quan trọng của điều này nhưng tôi luôn thực hiện nó và chưa bao giờ gặp vấn đề gì. Tôi từng gặp một số trường hợp treo kính củng mạc và cuối cùng bị nghẽn đồng tử.

14:34
Tôi dùng đầu cắt dịch kính và cài đặt tốc độ cắt là 100. Và bạn sẽ cắt ở phía trên, cần đảm bảo phía trên là ở vị trí nào. Đôi khi phẫu thuật viên có thể mất định hướng khi mổ tuỳ thuộc vào mắt nào đang được mổ. Nhưng bạn cần đi ra tận ngoại vi và cắt nhiều nhát nhỏ cho đến khi thấy được một vết thủng nhỏ xuyên sáng. Sử dụng đầu cắt hút IA với tốc độ cắt là 100. Giờ ta sẽ bơm phù vết mổ, vì không sử dụng chất nhầy nên ta không cần lo về những cơn tăng nhãn áp sau mổ. Tôi sẽ tiếp tục bơm phù vết mổ này, tôi thường bơm phù vết mổ rồi mới rút dụng cụ ổn định tiền phòng ra khỏi mắt để không phải lo về tình trạng mất ổn định tiền phòng khi rút dụng cụ ổn định tiền phòng. Tôi sẽ bơm một ít myostat vào mắt để làm co đồng tử.

Giờ thì ta sẽ bơm phù đường chọc tiền phòng phía mũi, có lẽ đường này là đường mổ khó khép lại nhất vì dụng cụ ổn định tiền phòng khá to đặt suốt ca mổ đã khiến vết mổ bị biến dạng, tuy nhiên chúng vẫn sẽ khép tốt và tôi chưa từng gặp trường hợp nào mà tôi phải khâu vết mổ lại. Tương tự mọi ca đục thuỷ tinh thể mà tôi mổ, tôi sẽ bơm kháng sinh tiền phòng vào cuối ca mổ, có thể là cefuroxime hoặc vigamox. Những bệnh nhân này thường có kết quả khá tốt. Thời gian mổ càng ngắn kết hợp với việc không sử dụng chất nhầy sẽ giúp giác mạc càng ít phù. Những trường hợp tôi mổ thường phù rất ít.

Và thường thì những người khám sau mổ cho bệnh nhân sẽ khó nhận ra rằng bệnh nhân đã trải qua một ca phẫu thuật đục thuỷ tinh thể thông thường hay không, kể cả người khám ấy là một bác sĩ đồng nghiệp với tôi hay là một chuyên gia khúc xạ nhãn khoa. Như vậy, kỹ thuật này rất tuyệt, đặc biệt khi thực hiện qua đường mổ ở vùng giác mạc trong. Nó mang lại kết quả tuyệt vời. Cảm ơn các bạn đã xem. Tôi hi vọng rằng một đoạn phim không chỉnh sửa như vừa rồi có thể giúp ích cho người xem. Phải chi tôi có thể xem được một đoạn phim như thế này khi tôi mới bắt đầu thực hiện phẫu thuật Yamane vì nó có thể sẽ giúp tôi tiến bộ rất nhanh vào thời gian đầu. Hi vọng đoạn phim có thể giúp ích được cho mọi người. Xin cảm ơn các bạn đã xem phim.

Phiên Bản 3D:

Last Updated: February 8, 2024

Leave a Comment