Bài giảng: Khúc xạ và soi bóng đồng tử ở trẻ em – Tật khúc xạ và cách xử trí

Trong bài giảng này, Kim McQuaid thảo luận về các chủ đề sau:

1. Các cách để đạt được sự tin tưởng và hợp tác của trẻ khi khám mắt
2. Các tình trạng có thể được phát hiện qua những ấn tượng ban đầu và đánh giá thị giác hai mắt
3. Tại sao soi bóng đồng tử và liệt khúc xạ là quan trọng để xác định tật khúc xạ
4. Một số phương pháp xử trí tật khúc xạ ở trẻ em

Giảng viên: Kimberly McQuaid, Kỹ thuật viên
Danh sách phiên dịch viên: CN. Nguyễn Nhật Hoàng
Biên tập: Ths. KXNK. Trần Minh Anh, Bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội

Transcript

(To translate please select your language to the right of this page)

BS. MCQUAID: Mục tiêu của bài học hôm nay là hi vọng sau khi hoàn thành, đầu tiên, bạn có thể miêu tả một số cách giúp ta có được sự tin tưởng của trẻ, nhằm đánh giá thị giác của trẻ, cũng như soi bóng đồng tử và đo khúc xạ. Tôi muốn bạn kể tên một số rối loạn thị giác có thể phát hiện ngay khi bạn nhìn đứa trẻ và một số bài kiểm tra thị giác hai mắt đơn giản.

Sau khi hoàn thành bài học, bạn sẽ có thể giải thích tại sao soi bóng đồng tử là quan trọng, và là một kỹ năng cần thiết để khám cho trẻ em. Và bạn cũng có thể đưa ra một số cách để xử lý tật khúc xạ ở trẻ nhỏ. Trong bài giảng ngày hôm nay, tôi sẽ không hướng dẫn cho bạn cách để soi bóng đồng tử hay đo khúc xạ trên trẻ em hay bất kì đối tượng nào khác. Điều mà tôi hướng dẫn bạn đó là cung cấp cho bạn một số thông tin chi tiết và một số khám nghiệm gián tiếp và một số yếu tố liên quan. Tôi sẽ giả định rằng bạn đã có kĩ năng và biết cách để làm khúc xạ và soi bóng đồng tử cơ bản. Và trong trường hợp bạn không biết soi bóng đồng tử, tôi hi vọng bạn sẽ biết vì sao soi bóng đồng tử là một kỹ năng quan trọng, thực sự nên học và thực hành. Do đó tôi có chuẩn bị một số câu hỏi để bắt đầu. Tôi đoán các hệ thống chọn câu trả lời sẽ không hoạt động do đó bạn nên tự trả lời các câu hỏi này trong đầu hoặc viết chúng ra, điều mà bạn ấn tượng để bắt đầu.

Vậy phát biểu này đúng hay sai? Khi khám cho trẻ em, nên khám một cách từ từ, vì trẻ có thể không tập trung? Câu hỏi thứ hai, test Bruckner – sai hay đúng? Test Bruckner có thể cung cấp một số thông tin về tật khúc xạ của trẻ và sự hiện diện của lác? Đúng hay sai, thuốc nhỏ liệt điều tiết nên được nhỏ trước khi soi bóng đồng tử cho trẻ nhỏ? Và đây là câu hỏi có nhiều lựa chọn. Khi làm các bài kiểm tra một mắt cho trẻ, nên…. Thứ nhất, cho phép trẻ tự cầm miếng che mắt. Thứ hai, cho phép trẻ tự dùng tay của chúng che mắt. Thứ ba, sử dụng miếng che mắt dính lên mắt trẻ. Hay thứ tư, cho phép trẻ không che mắt. Chỉ có 1 trong các phương án trên là đúng.

Như lời giới thiệu, trên hết, tật khúc xạ không được chỉnh kính ở trẻ có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề trong sự phát triển tổng thể, cơ hội học tập, chất lượng cuộc sống, cơ hội nghề nghiệp của chúng. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đã biết, hoặc ít nhất có thể tưởng tượng được, để biết được liệu trẻ có cần kính, đặc biệt là những trẻ còn chưa biết nói là một quy trình rất khó khăn. Do đó việc soi bóng đồng tử nhanh, chính xác là một kĩ năng rất cần thiết để phát hiện tật khúc xạ cần được chỉnh kính ở trẻ. Và tôi muốn đề cập đến đặc biệt là tật khúc xạ cần được chỉnh kính. Bởi vì, không phải tật khúc xạ nào ở trẻ cũng cần được điều chỉnh. Do đó, khi xác định được tật khúc xạ cần được chỉnh kính ở trẻ, nếu bạn muốn cấp kính cho trẻ, bạn nên khuyến khích trẻ bằng những lời lẽ tích cực, để chắc chắn rằng trẻ sẽ sử dụng kính khi bạn cấp kính cho chúng.

Một số thông tin về quá trình phát triển khúc xạ ở trẻ em. Về cơ bản, từ khi sinh cho đến 12 tháng, trẻ thường có 2D viễn thị. Từ 3 tháng – 12 tháng đầu đời, xảy ra quá trình chính thị hóa nhanh. Độ viễn thị sẽ bắt đầu giảm xuống. Và chúng thường xảy ra khá nhanh kể từ tháng thứ 6. Loạn thị 2D là rất phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Loạn thị có xu hướng sẽ từ từ giảm xuống và ổn định theo thời gian khi trẻ 4 – 5 tuổi. Khi trẻ đến độ tuổi đi học, tật khúc xạ sẽ có xu hướng phát triển theo hướng chính thị, và sau đó khi đến độ tuổi thiếu niên, tật khúc xạ thường có xu hướng cận thị thấp. Do đó, lưu ý đầu tiên, khi có 1 đứa trẻ đến phòng khám của bạn – điều đầu tiên tôi sẽ cởi bỏ áo blouse trắng. Điều này sẽ giúp trẻ thoải mái hơn. Và nếu bạn biết lịch khám của trẻ, có thể bạn cất và chuẩn bị một số bộ quần áo sặc sỡ và thân thiện với trẻ. Các bộ trang phục này nên có những chi tiết để có thể thu hút ánh nhìn và sự tập trung của trẻ. Có thể đó là một đôi bông tai có chi tiết vui nhộn, cái nơ đeo cổ và một số thứ tương tự khác. Bạn nên tự giới thiệu bản thân chỉ bằng tên. Bạn không cần phải giới thiệu là Bác sĩ. Bạn chỉ có thể gọi bằng tên. Và luôn giao tiếp bằng mắt với trẻ. Và, luôn luôn giải thích mọi thứ. Ví dụ như điều bạn sắp làm, và điều gì sẽ xảy ra. Luôn giải thích theo chiều hướng tích cực. Một chút ngớ ngẩn, vui nhộn sẽ có ích. Những người đã có gia đình và có con thì sẽ rất dễ dàng, tuy nhiên ngược lại thì có thể sẽ khó khăn hơn một chút. Nhưng nên tạo ra không khí vui vẻ, thú vị, đó là điều cần thiết. Khi trẻ đi vào phòng khám lần đầu tiên, tôi thường sẽ chú ý tập trung vào đứa trẻ nhiều hơn so với người nhà của chúng. Tối muốn đứa trẻ biết được đây là gia đình và tôi rất thân thiện, mặt khác tôi cũng muốn cho đứa trẻ biết được nó đang là tâm điểm chú ý của tôi. Do đó khi 1 đứa trẻ đến phòng khám với bố mẹ của chúng, tôi thường dành hết mọi sự tập trung vào đứa trẻ hơn là gia đình chúng.

Tôi thường cười, nói chuyện với bố mẹ và trẻ một cách thân thiện. để chúng biết được rằng nếu bố mẹ chúng tin tưởng tôi thì chúng cũng có thể tin tưởng tôi. Và đó là một số thứ chúng ta cần biết khi trẻ bước vào phòng khám. Có một số ấn tượng ban đầu có thể giúp chúng ta trong quá trình khám. Quan sát trẻ khi chúng bước vào phòng, có một số thứ bạn có thể biết ngay tức thì. Ví dụ, liệu mi mắt của trẻ có bất thường gì hay không? Mắt trẻ có bị sụp mí hay chắp lẹo gì không? Và tại sao chúng lại liên quan đến quá trình đánh giá tật khúc xạ? Bởi vì các bất thường mi mắt đó có thể gây ra loạn thị ở mắt trẻ. Để ý xem trẻ có lác cũng rất có ích. Bởi vì nếu trẻ bước vào phòng, có một mắt lác đi vào trong và giữ nguyên vị trí đó trong quá trình bạn tiếp xúc, bạn có thể giả định rằng mắt lác trong đó có thể có thị lực không tốt. Tuy nhiên, nếu chúng có định thị luân phiên, bạn có thể giả định rằng hai mắt sẽ có thị lực tốt. Tôi thường dành chút thời gian để hỏi bố mẹ: Anh chị nghĩ con mình nhìn như thế nào. Bởi vì gia đình họ biết rõ nhất. Do đó khi bạn hỏi “anh chị nghĩ con mình nhìn như thế nào”, kể cả với trẻ rất nhỏ tuổi, “bạn nghĩ con mình nhìn như thế nào?”, “Con có nhìn thấy máy bay đang bay trên bầu trời, hay nhìn thấy những vật rất nhỏ ở trên mặt đất để nhặt lên hay không?, bạn cũng có thể hỏi về tình hình học tập của bé ở trường, liệu trẻ có ngồi rất gần trước bảng không, trẻ có theo kịp bài học khi ngồi ở vị trí cuối lớp không? Bạn có thể hỏi bố mẹ về sự tương tác tác thị giác của trẻ, có gì khác hơn so với những đứa trẻ khác trong gia đình hay không?

Trong quá trình khám, tất nhiên, trẻ nhũ nhi sẽ ngồi trong lòng của bố mẹ chúng. Những trẻ mới biết đi, trẻ nhỏ, trẻ mẫu giáo sẽ khá là rụt rè, do đó nên để trẻ ngồi trong lòng của bố mẹ, hoặc ít nhất phải có bố mẹ chúng ngồi gần bên. Và khi trẻ bước vào độ tuổi đi học, thỉnh thoảng chúng muốn thể hiện bản thân một chút. Chúng sẽ có chút tự hào khi có thể chúng minh được khả năng của chúng. Ở điểm này, đôi khi chúng có thể được khuyến khích ngồi một mình ở ghế khám. Tất nhiên, vẫn phải có bố mẹ của chúng ở trong phòng. Và một khám nghiệm nhanh chúng ta có thể làm để đánh giá tình trạng thị giác hai mắt – một số bài kiểm tra mà tôi sắp nói đến là những khám nghiệm gián tiếp. Chúng có thể đánh giá được tình trạng thị giác tổng thể, mà không cần phải che một mắt. Trống thị động (Optokinetic drum), trống chỉ có các đường kẻ sọc, có một phiên bản khác dành cho trẻ em, trên trống có các hình ảnh thu hút sự chú ý của trẻ. Rung giật nhãn cầu thị động là một phản xạ bẩm sinh mà ai cũng có, chúng xảy ra khi mắt cố gắng giữ hình ảnh ổn định ở trên hoàng điểm. Phản xạ này là bẩm sinh, nó phát triển thô sở ở giai đoạn đầu của cuộc đời. Do đó ở trẻ mới sinh, cho đến khi 5-6 tháng tuổi, phản xạ này sẽ rất có ích đối với các nhà lâm sàng. Và điều gì xảy ra, khi bạn xoay trống này, khi bạn xoay trống chậm, mắt sẽ có xu hướng lựa chọn một sọc để dõi theo, cho đến khi chúng biến mất. Mắt sẽ có một chuyển động chậm để dõi theo sọc khi chúng di chuyển, và một chuyển động nhanh để bắt kịp một sọc mới. Vậy điều mà chúng ta làm ở đây là tạo ra rung giật nhãn cầu. Điều đo cho thấy – nếu RGNC xảy ra – có nghĩa rằng hoàng điểm đang cố gắng giữ ảnh của các sọc này, điều này ít nhất có thể cho biết được đường dẫn truyền thần kinh thị giác bình thường.

Khám nghiệm thị giác 2 mắt khác mà ta có thể làm – khám nghiệm Bruckner. Khám nghiệm này sử dụng đèn soi đáy mắt trực tiếp. Đây là khám nghiệm đầu tiên mà tôi thường dùng, khi khám cho trẻ con. Tắt hết ánh sáng trong phòng, và bật đèn soi đáy mắt trực tiếp lên, bắt đầu chiếu sáng ở khoảng cách nửa mét lên mắt của trẻ, chiếu chùm sáng hình tròn sao cho chúng chiếu sáng đồng thời cả 2 mắt của trẻ. Và bạn sẽ thấy ánh hồng phản xạ từ đáy mắt. Khi bạn thấy ánh phản xạ hình liềm này ở bờ phía trên của đồng tử, ánh phản xạ mà bạn thấy cho thấy mắt có viễn thị. Khi thấy liềm ánh sáng ở phía dưới của bờ đồng tử, ánh phản xạ mà bạn thấy cho thấy mắt có cận thị. Điều mà bạn nên kỳ vọng là liềm phản xạ này đồng đều ở cả 2 mắt. Bạn nên nhớ rằng, như tôi đã nói, có rất nhiều trẻ có viễn thị. Do đó việc nhìn thấy ánh liềm viễn thị là rất phổ biến ở trẻ em. Khi nhìn thấy ánh liềm cận thị sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin về quá trình phát triển tật khúc xạ của trẻ. Không cần phải giãn đồng tử khi thực hiện khám nghiệm này. Bạn tắt đèn phòng và chiếu đèn của máy soi lên mắt. Không cần giãn đồng tử, không cần chạm vào mắt. Một vấn đề khác về khám nghiệm Bruckner là nếu bạn thấy một mắt có ánh phản xạ hồng và mắt còn lại có ánh phản xạ sáng hơn, màu trắng – mắt có ánh phản xạ sáng hơn là mắt bị lác. Tuy nhiên đừng vội đi đến kết luận cuối cùng, bởi vì chúng còn rất nhiều nguyên nhân khác, tất nhiên, tại sao ánh đồng tử trắng lại do rất nhiều nguyên nhân khác hơn so với chỉ là do lác. Như bạn biết, ánh đồng tử trắng là bất thường.

Khám nghiệm khác bạn có thể làm trên trẻ em, không cần phải chạm vào chúng. Mà không cần phải có nhiều thông tin bệnh lý của trẻ. Bạn có thể làm thị giác lập thể 2 mắt. Có những loại thị giác lập thể không cần sử dụng các loại kính chuyên biệt , và cũng có những test nổi tiếng hơn như là test con ruồi, cần phải sử dụng kính phân cực. Những khám nghiệm này không cần sử dụng kính, trẻ có thể rất thích khám nghiệm này. Và nếu trẻ có thị giác lập thể tốt, điều đó có nghĩa rằng ít nhất chúng có thị lực đồng đều ở cả 2 mắt.

Khám nghiệm khác bạn có thể làm, trước khi nhỏ thuốc hay làm bất cứ thứ gì, đó là test che mắt. Test che mắt có thể cung cấp cho bạn thông tin về thị giác 2 mắt của trẻ, liệu trẻ có lác ẩn hay lác hiện, hay khả năng bị nhược thị. Do đó để đánh giá thị giác của trẻ bằng các phương pháp một mắt, rất khó để đạt được thị lực đúng từng mắt trên những đứa trẻ rất bé. Do đó thay vì thử thị lực từng mắt trẻ, thì nên tập trung chú ý vào sự khác nhau ở từng mắt. Sự khác nhau hoặc giống nhau ở 2 mắt. Bạn có thể che một mắt, và quan sát đứa trẻ. Liệu trẻ có nhìn với mắt không bị che không? Chúng có nhìn theo các vật tiêu bằng mắt không bị che không? Hay trẻ rất khó chịu khi bạn che mắt. sau đó bạn che mắt còn lại và quan sát lại. Liệu mắt còn lại có định thị được không, nó có dõi theo các vật tiêu hay không, hay trẻ rất khó chịu khi che mắt. Điều này có nghĩa rằng: nếu bạn che mắt đi, nếu đứa trẻ có nhược thị, che đi mắt tốt, trẻ sẽ rất khó chịu, cáu kỉnh. Và điều tôi đã nói vài lần hôm nay đó là khi bạn khám mắt bằng các phương pháp 1 mắt, nếu có thể thì nên sử dụng các loại miếng che mắt có thể dính được. Lý do là vì trẻ muốn được nhìn, do đó chúng sẽ làm bất cứ điều gì để nhìn. Chúng có thể đảo mắt, liếc mắt, và nhìn qua các kẽ hở ngón tay để có thể được nhìn. Phải nói rằng, trẻ 1 tuổi rất ghét miếng che mắt dính trên mắt của chúng, do đó trong 1 số trường hợp bạn phải thật linh động và xử lý khéo. Với trẻ ít tuổi, có thể sử dụng ngón tay cái để che mắt, tuy nhiên vẫn nên nhớ tới các nhược điểm khi không sử dụng miếng dán che mắt.

Phương pháp tiếp theo tôi nói đến – có thể giúp ích cho bạn, để đo thị lực. Tuy nhiên cần chú ý rằng mỗi phương pháp sau đây đều có những giới hạn của nó. Bảng Teller sử dụng hướng nhìn ưu tiên. Chúng chứa các dải sọc ở một bên bảng. Có một cái lỗ ở cùng bên giữa bảng, để người khám có thể nhìn qua. Khi bạn giơ tấm bảng trước đứa trẻ, đứa trẻ sẽ bị thu hút bởi các sọc kẻ, nếu chúng có thể thấy được. Tôi thấy bảng Teller rất hữu ích, cho trẻ 2.5 tuổi – 3 tuổi và nhỏ hơn.

Bảng Teller cũng rất hữu ích trong việc đưa ra được mức độ thị lực như bảng Snellen, tuy nhiên việc so sánh mức độ thị thị lực ở 2 bảng này không hoàn toàn giống nhau. Trẻ lớn hơn, Trẻ ở độ tuổi đi học – có khả năng nói và tương tác với người khám hơn. Hình Allen và HOTV, đây là các trò chơi ghép hình, rất có giá trị. Nhưng khi muốn có được thị lực Snellen chính xác, đánh giá thị lực, bạn sẽ cần phải đo thị lực cho trẻ bằng bảng Snellen – loại bảng dành cho người lớn – càng sớm càng tốt. Một điều bạn cần lưu ý đó là không cần phải đo nhanh với những đứa trẻ này, bởi vì sự tập trung của chúng rất kém. Do đó nếu bạn có thể sử dụng tấm che mắt nhanh và để chúng đọc một số chữ trên dòng thị lực, trước khi di chuyển đến một dòng khác – bạn không cần phải ngồi và chờ chúng đọc được đủ 5 chữ trên từng dòng. Vì một vài chữ trên từng dòng và di chuyển đến dòng tiếp theo là đủ.

Do đó tiêu đề của slide này – xác định tật khúc xạ – soi bóng đồng tử. Học chúng. Đó là tất cả những gì tôi phải nói. Nếu bạn khám cho trẻ em, đây là một kỹ năng bạn cần phải có. Sau đây là một số lí do. Thứ nhất: Tại sao nó lại quan trọng? Bởi vì nếu đứa trẻ quá bé và không thể nói với bạn hoặc không thể cho bạn biết bất kì cảm nhận chủ quan nào của chúng, kĩ năng soi bóng đồng tử chính là phương pháp duy nhất để bạn cho ra đơn kính cấp. Do đó kĩ năng soi bóng đồng tử của bạn phải thật chắc chắn.

Một lý do khác – soi bóng đồng tử, nó cho bạn nhiều thông tin hơn là chỉ trạng thái khúc xạ của bệnh nhân. Bạn có thể dùng nó để kiểm tra xem liệu có đục thuỷ tinh thể hay bất kì sự đục môi trường nào hay không. Vậy lí do thứ nhất để chúng ta phải học kỹ năng soi bóng đồng tử đó là đôi khi đó chính là phương pháp duy nhất kê đơn kính cho trẻ. Do đó kết quả soi bóng đồng tử của bạn chính là đơn kính của trẻ. Có một số phương pháp để soi bóng đồng tử, tôi sẽ không nói quá nhiều chi tiết về các phương pháp này, ngoài việc nói rằng có rất nhiều phương pháp khác nhau để soi bóng đồng tử.

Phương pháp soi bóng đồng tử tôi muốn khuyến cáo các bạn nên sử dụng đó là soi bóng đồng tử tĩnh, kết hợp với thuốc liệt điều tiết. Với việc khám bệnh cho trẻ em, tốc độ là điều rất quan trọng. Do đó cần thực hành kĩ năng soi bóng đồng tử. Sử dụng soi bóng đồng tử trong mọi cơ hội trên mỗi bệnh nhân bạn có thể làm. Bởi vì chỉ có thực hành nhiều và kinh nghiệm sẽ giúp bạn thực hiện nhanh và chính xác. Rõ ràng bạn không thể sử dụng Phoropter trên trẻ nhỏ, đó bạn cần phải sử dụng thật hiệu quả bộ kính thử rời, thước kính, và gọng thử. Và cách tốt nhất để xác định TKX cho trẻ nhỏ đó là liệt điều tiết chúng. Tôi nói điều này vì, ghi bạn khám cho chúng, Nếu không sử dụng thuốc liệt điều tiết, kết quả khám sẽ thay đổi liên tục. Trong cơ sở của chúng tôi, trẻ em dưới 1 tuổi, chúng tôi sử dụng Cyclomydril, hỗn hợp của Cyclopentolate 0.2% và Phenylephrine 1%. Nhỏ thuốc 2 – 3 lần, cách nhau 5 phút. Cho trẻ từ 1 đến 12 hoặc 13 tuổi, chúng tôi sử dụng Cyclopentolate 1%, nhỏ 2 giọt cách nhau 5 phút.

Và bạn sẽ thấy – Lý do tôi khuyên sử dụng cyclopentolate là vì tropicamide là một dược chất liệt điều tiết hoạt động không đủ mạnh trên trẻ con. Chúng vẫn có thể điều tiết được nếu được nhỏ dược chất này. Và khi bạn nhỏ thuốc xong, bạn nên dành một chút thời gian để dược chất phát huy tác dụng. Nếu liệt điều tiết hoàn toàn không xảy ra trong 35 – 45 phút. Hãy cho chúng thêm thời gian. Đừng cắt ngắn thời gian bạn phải chờ đợi. Điều quan trọng đó là phải thông báo với gia đình rằng cần từ 6 – 24h để đứa trẻ hồi phục hoàn toàn từ trạng thái liệt điều tiết. Không hoảng nếu thậm chí đến buổi sáng ngày hôm sau, trẻ thức dậy với đồng tử bị giãn. Với bất kì loại thuốc nào được sử dụng tại cơ sở lâm sàng, đều có nguy cơ đứa trẻ phản ứng dị ứng hoặc phản ứng khác với thuốc nhỏ mắt. Do đó cần phải nhận thức được các phản ứng dị ứng cơ thể có thể xảy ra. Chúng rất hiếm, và chúng ta có thể xử lý kịp thời khi phát hiện. Nếu bạn là người duy nhất khám cho trẻ từ đầu đến cuối, bạn là người soi bóng đồng tử cho trẻ, sẽ rất tốt nếu cơ sở của bạn có thêm một điều dưỡng hoặc trợ lý hoặc kỹ thuật viên sẽ là một nhân vật “xấu” nhỏ thuốc vào mắt trẻ. Bởi vì thuốc nhỏ liệt điều tiết rất cay, và kích thích. Trẻ nhỏ, chúng không thích bạn mở mắt chúng ra để nhỏ thuốc vào, và bạn cần phải giữ được sự hợp tác và tin tưởng của chúng. Do đó cần để một người khác làm việc đó, để cho trẻ có thể tin tưởng vào bạn.

Hơn nữa trong quy trình khúc xạ chủ quan, vì một lý do rõ ràng, bạn không thể làm khúc xạ chủ quan khi đưa trẻ không biết nói và hợp tác với bạn. Các phản hồi đáng tin tưởng từ trẻ đều phụ thuộc vào chúng. Với một số đứa trẻ, có thể 5 – 6 tuổi. Với trẻ khác, trẻ 11-12 tuổi chẳng hạn có thể cho những phản hồi đáng tin tưởng. Với một số trẻ, bạn khám bất cứ gì trên chúng, bạn cần phải thu được nhiều thông tin trong một thời gian ngắn nhất có thể. Do đó khi soi bóng đồng tử hay làm khúc xạ, bạn có thể sử dụng các sự thay đổi công suất kính lớn cho khúc xạ chủ quan trên những trẻ hợp tác. Do đó – bạn không cần phải làm đúng. Nếu bạn làm khúc xạ hoặc soi bóng đồng tử khoảng 0.5 D hoặc 0.75D, gần với kết quả cuối cùng, và bạn có thể đạt được kết quả nhanh hơn. Và dựa vào điều mà bạn cần tìm, với chỉnh công suất cầu, bạn có thể bỏ qua chỉnh loạn thị. Có thể sử dụng cầu tương đương.

Thay vì chỉnh loạn thị chính xác, bạn có thể thay bằng cầu tương đương. Với trẻ, nếu bạn thu được các phản hồi chủ quan, trẻ thường dễ trả lời câu hỏi “có hoặc không”, tôi sẽ cố gắng để tránh hỏi chủng loại câu hỏi này. Bởi vì 95%, chúng đều trả lời là “có”. Chúng muốn làm hài lòng bạn. Nên câu trả lời thường sẽ là “Có”. Và nếu bạn cho chúng sự lựa chọn, đừng cho chúng 10 sự lựa chọn. hay 5 lựa chọn, hay 3 lựa chọn. Chỉ nên cho chúng 2 lựa chọn. 1 hoặc 2. A hoặc B. Nếu bạn thu được các thông tin phản hồi chủ quan mà cảm thấy là hợp lý từ trẻ. Nếu trẻ muốn thêm công suất trừ vào đơn kính, bạn cần phải để chúng chứng minh rằng chúng có thể đọc được thêm 1 dòng trên bảng thị lực. Bời khả năng điều tiết, chúng có thể điều tiết được quá 2, 3, 4 thậm chí 5 D công suất trừ. Đứa trẻ có thể điều tiết được với kính trừ đó, do đó bạn không nên cho chúng thêm công suất trừ, ngoại trừ trường hợp kính trừ giúp tăng thị lực.

Trong quá trình điều trị cho trẻ, khi bạn quyết định trẻ cần phải đeo kính, điều quan trọng nhất đó là đảm bảo gia đình – hướng dẫn gia đình, và các bác sĩ nhi, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em – Giáo dục họ về tầm quan trọng của sàng lọc sức khoẻ mắt sớm. Thăm khám sơ bộ khi trẻ 6 tháng tuổi, không cần phải quá sớm. 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, trẻ cần được thăm khám sơ bộ mắt. sau đó dựa vào nguy cơ của trẻ – bạn cần quyết định kế hoạch lịch khám. Bao lâu trẻ nên được khám mắt. Nếu chúng có thể chờ được đến độ tuổi mầm non. Nếu bạn tìm ra được đứa trẻ có các vấn đề rõ ràng, trẻ bị nhược thị, hay các bệnh lý khác, bạn sẽ cần phải nhấn mạnh với gia đình về tầm quan trọng của việc tái khám cho trẻ.

Đảm bảo họ hiểu được tầm quan trọng của việc quay lại tái khám. Và nhớ lại những điều tôi đã nói ở trước. Đó là gia đình là người biết nhiều nhất điều gì đang xảy ra với con của họ. Nên nếu họ có vấn đề và hỏi ý kiến của bạn, cần lắng nghe thật kỹ. Đừng suy nghĩ rằng bởi vì bạn là bác sĩ bạn biết nhiều hơn. Rõ ràng gia đinh là đối tượng biết được nhiều nhất. Nên nếu có điều gì xảy ra, họ sẽ thông báo cho bạn biết. Để trẻ đeo kính theo đơn đã được cấp. Nên cho phép trẻ đeo gọng mà chúng chọn. Đối với trẻ còn nhỏ, Bạn cần chắc chắn rằng gọng kính tạo cảm giác thoải mái với khuôn mặt và đầu của trẻ.

Đôi lúc trẻ không muốn đeo kính bời vì kính làm chúng bị đau ở mũi hoặc ở tai. Do đó đối với trẻ lớn hơn có thể sử dụng kính tiếp xúc. Tóm lại, khi cần xác định tật khúc xạ ở trẻ, biết cách để soi bóng đồng tử nhanh là rất cần thiết. Tuy nhiên bạn cần phải linh động trong từng hoàn cảnh và cơ sở làm việc. Có rất nhiều thứ có thể dùng để khám mắt cho trẻ mà không cần đụng vào chúng. Lúc trẻ bước vào phòng khám lần đầu tiên, có rất nhiều thứ bạn có thể làm mà không cần chạm tay lên chúng. Sử dụng các miếng dán che mắt khi có thể, khi bạn làm các khám nghiệm 1 mắt. Sử dụng thuốc liệt điều tiết, thuốc bởi vì các kết quả khúc xạ không liệt điều tiết có thể không chính xác. Và việc giáo dục gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho trẻ em về tầm quan trọng của việc tái khám và khám mắt – điều này rất quan trọng cho bạn có thể theo dõi trẻ và phát hiện được các vấn đề trong thời gian sớm, trước khi chúng diễn biến nặng. Đa số trẻ em không có ý niệm về những gì chúng thấy. Do đó khi đọc một chữ, chúng giả định rằng mọi người đều nhìn thấy giống chúng. Và hãy tưởng tượng điều đó khó chịu đến mức nào.



March 11, 2022

Last Updated: October 31, 2022

Leave a Comment