Phẫu thuật: Những điểm cơ bản trong phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể: tách nước (Phần 3/6)

Đoạn video này trình bày tổng hợp giai đoạn tách nước trong một số các phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh tiêu chuẩn. Đây là phần ba của loạt bài gồm sáu phần về “Những điểm cơ bản trong phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể”.

Phẫu thuật viên: BS. Wyche T. Coleman, III, Viện Mắt Willis-Knighton, Shreveport, Hoa Kỳ

Phần 1: Tạo đường rạch | Phần 2: Xé bao trước | Phần 3: Tách nước | Phần 4: Hút nhân | Phần 5: Loại bỏ vỏ não | Phần 6: Đặt kính nội nhãn & Đóng vết mổ

Transcript

Tôi là Bác sĩ Wych Coleman và đây là video thứ ba trong loạt sáu video cơ bản về đục thủy tinh thể. Phần này chúng ta chỉ bàn về bước tách nước. Đây là 10 trường hợp ngẫu nhiên ở bước tách nước. Đây là video dài 3 phút 50 giây của thời gian thực tế, do đó, mỗi bước tách nước kéo dài khoảng 35 giây. Trước hết, tôi sử dụng kim Chang. Tôi rất thích kim Chang, nó có thể được sử dụng theo cách tương tự với kim thẳng, nhưng kim Chang cũng rất tốt và dễ sử dụng để tách nước. Đặc biệt là dưới đường rạch chính. Điều này rất quan trọng với các trường hợp có sử dụng laser femto, vì các bạn có tách hút nhân, vì chúng khá dính tại nơi xé bao. Tôi nghĩ với một ca tiêu chuẩn, điều này không quan trọng bằng.

Một trong những điều mà tôi luôn muốn nhắc đến khi tách nước, đó là tôi thực sự nghĩ áp suất mới quan trọng chứ không phải thể tích. Thể tích khiến thể thủy tinh thể lệch vị trí, làm cho mống mắt phòi ra, còn áp suất tạo ra theo dạng sóng, giúp các bạn thực hiện tách nước hoàn chỉnh và tốt đẹp. Và hãy nhớ rằng ở bước tách nước, chúng ta cần cố gắng tách phần vỏ ra khỏi phần bao, chứ không phải phần nhân ra khỏi phần vỏ, nhiều người xem trọng phương pháp tách nhân hơn, với dòng dịch đi giữa nhân và vỏ và dấu hiệu vòng màu vàng, mọi người đều muốn nhìn dấu hiệu vòng vàng.

Quan điểm c ủa tôi là tôi không muốn nhìn thấy dấu hiệu vòng vàng. Tôi chắc chắn không muốn thấy dấu hiệu này. Đôi khi các bạn thực hiện tách nhân và không sao cả. Nhưng tôi nghĩ rằng phương pháp này khiến phần nhân bị tách ra khởi lớp thượng nhân lớn, điều này tương đối nguy hiểm khi sử dụng phaco và hơi kém hiệu quả khi sử dụng đầu rửa hút -IA, vì vậy phương pháp này có thể khiến các bạn chậm lại. Vì vậy tôi chắc chắn vẫn thích tách nước hơn.

Khi tôi đi v ào nhãn cầu, tôi đang ở ngay dưới phần bao, hay phần bao trước, tôi hơi nâng lên để chắc chắn tôi đang ở trong khoảng giữa phần bao và phần vỏ. Và khi tôi nâng lên một chút, tôi sẽ tạo xung với các xung thể tích thấp và xung áp suất cao. Và tôi đang quan sát làn sóng chất lỏng đi qua vùng có ánh hồng đồng tử. Nếu một bên chưa hoàn thiện và gặp khó khăn khi thực hiện thì tôi sẽ chuyển sang bên kia. Thông thường khi làn sóng của tôi đã hoàn thành, tôi thường đi vào bên phải trước, việc chọn bên phải hay trái trước không thực sự quan trọng, đối với tôi bên phải có vẻ dễ dàng hơn. Và tôi sẽ có được một làn sóng chất lỏng hoàn chỉnh ở đó. Và ở phía bên kia, có rất ít dòng chảy của nước muối đẳng trương, với tốc độ dòng chảy thấp. Và vào lúc này tôi chỉ đang cố gắng tách nước cho phần vỏ tại các khu vực khác của vùng xé bao mà sóng chất dịch vẫn chưa thể làm tách rời.

Các bạn sẽ thấy một xu ng ở đây, có một chút khó khăn khi tạo sóng chất lỏng. Và xung cuối cùng đã giúp tách nước và tôi nghĩ đã nâng lên thêm một chút tại phần bao trước và điều đó đã cho chúng ta có đủ không gian để sóng chất dịch đi vào.

Hãy nhớ rằng tách nhân không phải là một ý tưởng hay, trong trường hợp đục thủy tinh thể trắng, các bạn có thể làm rách bao sau. Vấn đề này là một chủ đề hoàn toàn khác và tôi sẽ cố gắng đăng video về phần đó về sau. Nếu các bạn đang sử dụng kim thẳng, thì kim cũng hoạt động tương tự, các bạn có thể đi vào một vài điểm khác nhau. Và tôi cũng cố gắng làm một video về việc đẩy nhân, tôi luôn nói rằng tôi đã từng đẩy nhân và tôi hối hận nhiều lần khi thực hiện kỹ thuật chia và hút bỏ nhân (hay còn gọi là divide and conquer) và ước gì mình đã đẩy nhân từ trước. Vì vậy, với bệnh nhân không còn trẻ và nhân rất mềm, tôi có thể sẽ hạn chế đẩy nhân và có lẽ tôi sẽ thực hiện kỹ thuật chia và hút nhân ngay từ đầu bởi vì, các bạn luôn có thể chuyển từ kỹ thuật chia và hút nhân sang đẩy nhân nhưng ngược lại thì rất khó một khi nhân đã rời khỏi bao và nhiều khi các bạn sẽ phẫu thuật những ca nhân rất cứng và tiền phòng sẽ khó để xử lý. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, tôi sẽ sử dụng kỹ thuật chia và hút nhân ngay từ đầu, thậm chí ở những ca nhân chỉ hơi mềm một chút vì tôi thà mắc sai lầm nhưng vẫn giữ được thận trọng vẫn hơn. Video tiếp theo sẽ là về quá trình tách nhân. Các bạn hãy nhớ xem và xin cảm ơn các bạn vì đã xem video này.

Phiên Bản 3D:

Last Updated: February 8, 2024

Leave a Comment